Kỹ thuật nuôi heo nái hậu bị đầy đủ nhất

Heo nái hậu bị là những con được chọn làm giống . Thường có độ tuổi từ 2 đến 8 tháng tuổi. Những con này quyết định đến chất lượng của đàn nái. Tuy nhiên muốn đàn nái đạt tiêu chuẩn thì cần có kỹ thuật chăm sóc đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu về kỹ thuật nuôi heo nái hậu bị đầy đủ nhất. Để bà con tham khảo và chăm sóc vật nuôi tốt nhất.

Chuồng trại

  • Nên chọn những nơi sạch sẽ, thoáng mát. Xây theo hướng Đông – Tây để hạn chế bức xạ mặt trời.
  • Nền nên lát bằng xi măng. Độ dốc khoảng 2%, không tô láng để heo không bị trơn trượt.Diện tích chuồng khoảng 0,8 – 1 m2/con. Có máng ăn, máng uống tự động.  Ngoài chuồng có rãnh thoát phân và hố phân cách xa chuồng.
  • Trong chuồng nuôi heo nái thì nên làm lồng sắt. Núm uống thì nên dùng núm tự động.
Kỹ thuật nuôi heo nái hậu bị
Kỹ thuật nuôi heo nái giai đoạn hậu bị

Chọn heo giống

  • Nên chọn heo vào khoảng 7 – 8 tháng tuổi đạt trọng lượng 90 – 100 kg để phối giống.
  • Chọn những con thân dài, mông vai nở, háng rộng, bốn chân thẳng, chắc chắn, có bộ móng tốt, âm hộ (hoa) phát triển tốt, núm ú nổi rõ, hai hàng vú thẳng phân bố đều, khoảng cách hai hàng vú gần nhau là tốt. Lợn nái có ít nhất 12 vú trở lên.
  • Có thể mua heo giống ở các trại chăn nuôi. Hoặc heo con từ những con nái tốt của hàng xóm.

Chăm sóc heo nái

  • Sau khi phối từ 18 – 21 ngày nếu heo không đòi đực lại thì heo đã có chửa. Thời gian chửa là 114 ngày (3 tháng + 3 tuần + 3 ngày) ± 3 ngày.
  • Giai đoạn 1 là 90 ngày tùy tầm vóc của heo nái mập hay gầy . Từ đó để cho ăn cho phù hợp. Thường cho heo nái ăn từ 2 – 2,5 kg/con/ngày.  Trước khi sinh 3 ngày phải giảm thức ăn xuống còn 2kg – 1kg/ngày. Ngày heo đẻ không nên cho heo ăn để tránh sốt sữa.
  • Trong thời gian chửa hai tháng đầu không nên di chuyển heo nhiều. Tránh cho heo cảm giác sợ sệt sẽ bị tiêu thai. Trong thời gian chửa, nên cho heo ăn thêm rau xanh, cỏ xanh.
  • Nên cho heo uống nước đun sôi để nguội.
  • Trước ngày heo đẻ 2 – 3 ngày nên vệ sinh chuồng trại, tắm cho heo mẹ sạch sẽ, diệt kí sinh trùng ngoài da.
  • Heo nái mẹ đẻ xong, theo dõi số lượng nhau thai ra. Rửa tử cung bằng thuốc tím 0,1%. Ngày thụt 2 lần, mỗi lần 2 – 4 lít, nếu sốt cao phải chích kháng sinh, hoặc mời thú y can thiệp.
  • Thời kỳ heo nái nuôi con, thức ăn phải tốt, máng phải sạch sẽ, không để thức ăn mốc, thừa. Máng uống phải luôn đầy nước vì heo tiết sữa sẽ uống rất nhiều nước. Không nên thay đổi thức ăn của heo nái.

>>> Tham khảo thêm : Xây dựng chuồng heo nái đẻ đơn giản tiết kiệm

Tiêm phòng cho heo nái

Trước khi phối giống cần tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin như dịch tả, thương hàn.  Định kỳ cũng nên tiêm phòng để tránh các bệnh giả dại, viêm phổi.

Kỹ thuật nuôi heo nái hậu bị

Một số bệnh thường gặp ở heo nái

Bệnh viêm vú

Vú heo khi bị xây xát rất dễ bị nhiễm trùng. Dẫn đến viêm vú. Khi heo sốt từ 40 – 41ºC, bỏ ăn, phân táo, vú sưng, nóng, đỏ, đau, vú viêm không cho sữa, vắt sữa thấy lợn cợn màu trắng xanh vàng. Heo con bú sữa viêm bị tiêu chảy. Nên :

  • Dùng thuốc kháng sinh để tăng sức đề kháng
  • Chườm lạnh vú  bị viêm để giảm hiện tượng viêm . Đồng thời vắt bỏ sữa bị viêm.
  • Khi đã phục hồi khả năng cho sữa: Chườm nóng bầu vú, chích Oxitocin: 10 UI/ngày, 3 – 4 ngày, dùng chế phẩm có chứa Thyroxine, khoáng, vitamin bổ sung cho heo nái.

Chú ý: Bà con nên chích kháng sinh vào quanh gốc vú hoặc tĩnh mạch để bệnh mau lành.

Bệnh mất sữa

Khi phát hiện viêm vú, viêm tử cung, sót nhau, suy dinh dưỡng lúc mang thai. Nhất là thiếu can xi, vitamin C. Vú căng nhưng không có sữa. Sau đó vú sẽ teo dần, dịch nhầy chảy ra ở âm hộ. Đi đứng loạng choạng, lượng sữa giảm dần rồi mất hẳn.

Bà con nên sử dụng: Thyroxine: 2mg/ngày chích bắp hoặc tĩnh mạch 4 – 5 ngày (hoặc dùng các chế phẩm kích thích sữa: Lactoxil, Thyroxine…cho lợn nái ăn), chích Oxitoxine: 10 UI/lần/ngày dùng 4 – 5 ngày, Glucoza 5%: 250cc/ngày 3 – 4 ngày chích tĩnh mạch, phúc mạch hay dưới da, Gluconatcanxi 10%: 10cc/ngày chích tĩnh mạch 3 – 4 ngày (nếu lợn nái bị bại liệt ta dùng Gluconatcanxi: 50 cc/ngày 3 – 4 ngày) đồng thời ta dùng thêm vitamin C, vitamin B12, Bcomlex,…và khoáng chất.

Chú ý: Khi dùng Thyroxine đòi hỏi thân nhiệt phải bình thường: 38 – 39ºC.

Kỹ thuật nuôi heo nái hậu bị

Trên đây là kỹ thuật nuôi heo nái hậu bị mà Hùng Đồng muốn chia sẻ đến bà con. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây sẽ giúp bà con chăm sóc heo nái một cách tốt nhất.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *