Trong chăn nuôi heo nái muốn có một đàn heo nái đạt năng suất cao. Thì người chăn nuôi cần có chế độ ăn cho heo phù hợp. Cũng như cách chăm sóc phù hợp. Theo dõi bài viết sau để xem kỹ thuật nuôi heo nái như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất nhé.
Điều kiện chuồng trại
Chọn những nơi cao, thoáng, sạch sẽ . Mát về mùa hè và ấm về mùa đông. Diện tích chuồng khoảng 5 – 6 m2/con. Có máng ăn, núm uống tự động riêng biệt đúng kích cỡ. Ngoài chuồng có rãnh thoát phân và hố phân cách xa chuồng. Nền chuồng làm bằng xi măng, có độ dốc nhất định.
Chọn con giống
Luôn luôn sử dụng con giống tốt, heo nái hậu bị cần có nguồn gốc rõ ràng. Chọn những con dài thân, mông vai nở, háng rộng, bốn chân thẳng, chắc chắn, có bộ móng tốt, âm hộ phát triển tốt. Núm vú nổi rõ, hai hàng vú thẳng phân bố đều, khoảng cách hai hàng vú gần nhau, có ít nhất 12 vú trở lên. Con đực bụng thon, gọn, hai chân sau thẳng, 2 dịch hoàn to đều, không treo cao, không trễ thấp. Da dịch hoàn trơn nhẵn, không quá bóng và cũng không nhăn nheo.
Chế độ dinh dưỡng
Từ giai đoạn cai sữa đến 70 – 90 kg cho ăn tự do theo chương trình dinh dưỡng dành cho heo con. Khi đạt 70 – 90 kg trở lên thì chuyển qua sử dụng thức ăn cho heo nái nuôi con tới thời điểm phối giống. Thức ăn phải đảm bảo đủ các dưỡng chất. Trước khi cho heo ăn cần phải kiểm tra thức ăn . Để tránh tình trạng nấm mốc, độc tố. Cần cung cấp dinh dưỡng đảm bảo 3.000 – 3.050 Kcal/con. Tỷ lệ protein trong thức ăn là 15 đến 16%, khoáng chất là 2,6 đến 2,8%. Tỷ lệ này được thay đổi theo giai đoạn cân nặng của heo. Không nên để hậu bị lớn quá nhanh. Nếu để heo phát triển quá nhanh, năng suất lứa đầu có thể vẫn tốt và hầu hết lượng mỡ tích lũy được tiêu thụ hết khi nái nuôi con lứa đầu. Nhưng khoảng cách động dục trở lại kéo dài.
Ngày heo đẻ có thể không cho ăn để tránh sốt sữa. Trong thời gian chửa 2 tháng đầu không nên di chuyển heo nhiều. Tránh gây sợ sệt heo sẽ bị tiêu thai. Trong thời gian chửa nên cho heo ăn thêm rau xanh, cỏ xanh. Cung cấp nước sạch cho heo uống theo nhu cầu.
Chăm sóc và quản lý
Giai đoạn mang thai
Thời gian heo mang thai là 3 tháng 3 tuần 3 ngày. Giai đoạn 3 tháng đầu, sau khi phối giống nên nhốt riêng ở nơi cao ráo, yên tĩnh, sạch sẽ. Cho heo uống nước sạch. Giai đoạn 3 tuần cuối thai phát triển rất nhanh, nên tăng lượng thức ăn. Khoảng 7 ngày trước đẻ chuẩn bị ổ úm nuôi heo con, vệ sinh và sát trùng chuồng trại. Trước khi đẻ 3 ngày cho ăn hạn chế còn 1,8 – 2,2 kg/con/ngày. Ăn nhiều rau xanh để tránh heo nái bị bón. Cung cấp nước uống sạch đầy đủ. Chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ: kìm cắt răng, chỉ cột rốn ngâm vào cồn iod, lưỡi lam hoặc kéo cắt rốn, thuốc đỏ, giẻ sạch, thuốc sát trùng,…
Giai đoạn heo nái đẻ
Heo có thể đẻ sớm hay trễ hơn 1 – 5 ngày. Khi nái có hiện tượng ăn ít, cắn ổ, đi đứng nặng nề, bụng to, vú căng, hay đi lại, tiểu nhiều lần là gần đến ngày đẻ. Nặn vú thấy sữa đục bắn ra thành tia là heo sẽ đẻ vài giờ sau. Chuẩn bị thêm đèn sưởi ấm. Khi heo đẻ cần giữ yên tĩnh, chuồng khô sạch. Heo con đẻ ra cần được lau sạch nhớt miệng, mũi, xung quanh mình, cột cuống rốn cách thành bụng 1,5 – 2 cm bằng chỉ sạch . Và cắt cách chỗ cột khoảng 1 cm về phía ngoài. Sau đó sát trùng cuống rốn và chỉ cột bằng thuốc sát trùng.
Cắt 8 cái răng sát nướu. Xong cho vào lồng úm có nhiệt độ 30 – 320C. Tranh thủ cho các heo con bú sữa đầu lúc heo ngưng đẻ. Sau khi đẻ nên làm vệ sinh heo mẹ bằng nước ấm và rửa bên ngoài bộ phận sinh dục bằng thuốc sát trùng hay nước muối. Lưu ý, sau khi đẻ 1 – 2 ngày mà heo nái vẫn còn biểu hiện rặn, sốt là còn sót con hoặc sót nhau, cần can thiệp kịp thời tránh tình trạng mất sữa.
Giai đoạn nuôi con
Khoảng 2 – 3 ngày sau khi đẻ, cho heo nái ăn thức ăn dễ tiêu như nấu cháo đậu xanh cho ăn. Cho heo nái ăn nhiều rau xanh để tránh bị táo bón. Cho ăn nhiều lần và cung cấp đủ nước sạch.
Quản lý dịch bệnh
Cần tiêm phòng cho heo để phòng bệnh. Vệ sinh chuồng trại thường xuyên. Xử lý chất thải và kiểm soát người cùng phương tiện ra vào chặt chẽ….theo phương thức chăn nuôi an toàn sinh học.
Khử trùng chuồng trại ít nhất 3 – 7 ngày trước khi thả heo vào chuồng. Hàng ngày phải quét phân trong chuồng, giữ cho chuồng luôn khô ráo. Nên có kế hoạch rửa chuồng, phun thuốc sát trùng và diệt ruồi, muỗi mỗi tháng một lần. Thường xuyên kiểm tra thức ăn trước khi cho heo ăn, thức ăn phải đảm bảo chất lượng, không bị thiu, thối, mốc… Nước uống phải đủ, sạch và không bị nhiễm bẩn.
Trước khi phối giống tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine phòng bệnh dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn… Tiêm vaccine phòng bệnh E.coli cho heo nái mang thai để truyền miễn dịch cho heo con qua sữa đầu.
Trên đây là kỹ thuật nuôi heo nái mà Hùng Đồng muốn chia sẻ đến bà con. Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây. Bà con sẽ biết cách chăm sóc heo nái đạt năng suất cao nhất.