Thiết kế chuồng heo nái đẻ như thế nào là phù hợp nhất? Chuồng trại là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng trong nuôi dưỡng đàn heo. Bởi vậy, bất cứ ai trước khi xác định chăn nuôi cũng cần đến tư vấn thiết kế trại chăn nuôi. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bà con cách thiết kế chuồng heo nái đẻ sao cho hiệu quả nhất. Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
5 yêu cầu chung bắt buộc trong thiết kế chuồng heo nái đẻ
Chuồng heo phải mát mẻ về mùa hè, ấm áp về đông
Đây là yêu cầu cấp thiết và cũng là quan trọng nhất, chủ trại nên phải xem xét. Bởi heo phụ thuộc rất nhiều vào khí hậu. Do đó, về mùa hè chuồng trại phải mát mẻ, thoáng gió không làm đàn heo của bạn bị nóng.
Ngược lại mùa đông, đàn heo phải được ấm áp, không bị các luồng gió lùa vào làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của đàn heo.
Chuồng trại phải thuận lợi trong việc cung cấp thức ăn, nước uống cho đàn heo
Sự thuận tiện trong việc phân phối thức ăn, nước uống, nước tắm và vệ sinh chuồng trại cũng rất cần thiết. Sự thuận tiện này sẽ không làm lãng phí thức ăn hay công sức chăm sóc và nuôi dưỡng heo.
Cần phải tính toán đến hiệu quả kinh tế
Trước khi xây dựng, yêu cầu chủ trại phải nghiên cứu đến vấn đề hiệu quả kinh tế. Tính toán làm sao để phù hợp với nhu cầu chăn nuôi nhưng cũng tiết kiệm được nguyên liệu hay công sức người chăm.
Kết hợp được kiểu chuồng nuôi heo truyền thống với hiện đại
Tùy thuộc vào điều kiện từng vùng miền, địa phương. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải tận dụng được nguồn nguyên liệu có sẵn ở địa phương, đặc biệt có trong gia đình.
Chuồng trại phải đảm bảo vệ sinh
Bất cứ chuồng nuôi heo nào, bạn cũng phải nắm rõ về bảo đảm vệ sinh. Đặc biệt phải bảo vệ đàn heo tránh xa các dịch bệnh. Và cũng không kém là phải bảo vệ, không gây ô nhiễm môi trường xung quanh, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
Lựa chọn địa điểm mặt bằng chuồng heo nái đẻ như thế nào?
Tiêu chuẩn chọn mặt bằng cho chuồng heo
Mặt bằng chuồng trại phải đảm bảo được sự rộng rãi thoải mái cho đàn heo. Theo đó, mặt bằng bao gồm chỗ ở, nằm ngủ, máng ăn hay vùng tự do cho đàn heo đi lại.
Về phần máng ăn, chúng ta nên chú ý các vấn đề như chiều cao của máng. Vấn đề này còn phụ thuộc vào từng loại heo, giai đoạn, lứa tuổi heo mà bạn nuôi để xây dựng máng ăn phù hợp nhất. Thông thường máng ăn được thiết kế có chiều cao từ 15 đến 30 cm.
Tính toán mặt bằng thiết kế trại nuôi heo như thế nào?
Chúng ta phải dựa trên quy mô cơ cấu của đàn heo, chu kỳ nuôi theo từng lứa, từng đợt để xác định mặt bằng phù hợp với sinh lí nhất cho đàn heo. Từ đó, thuận tiện cho việc chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh,…
Xây dựng chuồng heo nái đẻ như thế nào là hợp lý?
Tùy thuộc vào quy mô rộng hay hẹp
+ Quy mô và cơ cấu của đàn heo.
+ Diện tích cho từng con, từng ô chuồng và từng dãy chuồng, toàn trại
+ Thời gian nghỉ để vệ sinh cho trại, sau 1 chu kỳ sản xuất của đàn heo
+ Heo nái đẻ 1 con/ô, heo đực giống 1 con/ô
+ Heo nái chửa 1 con/ô, heo nái chờ phối 4 – 6/ô
+ Heo nái hậu bị 4 – 6 con/ô, heo thịt nhỏ 10 – 15 con/ô, heo thịt lớn 8 con/ô
Hướng chuồng
Thông thường, hướng thuận tiện cho phát triển đàn heo theo hướng gió Đông Nam, việc bố trí dãy chuồng phù hợp với đặc điểm sinh lí của các loại heo. Đồng thời, khoảng cách giữa các dãy chuồng trại phải xa nhau từ 1,5 đến 2 chiều cao của chuồng. Còn khoảng cách giữa các hồi phải đảm bảo từ 8 đến 10 mét.
Hi vọng những tư vấn thiết kế chuồng heo nái đẻ như trên của chúng tôi là những thông tin hữu ích cho bà con. Chúng tôi mong bà con có sự lựa chọn chính xác nhất trong việc xây dựng trang trại cho mình. Qua đó đem lại hiệu quả tốt nhất trong việc chăn nuôi sau này.
Nếu cần được tư vấn thêm về các thiết bị chăn nuôi bà con có thể liên hệ với công ty TNHH Hùng Đồng. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bà con mọi lúc mọi nơi.
>>> Xem thêm : Địa chỉ cung cấp thiết bị chăn nuôi heo uy tín nhất