Khi làm chuồng trại nuôi heo bà con cần tính toán và cân nhắc kỹ. Có rất nhiều vấn đề phải xem xét trước khi bắt tay vào xây dựng. Điều này giúp bà con không lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc. Hùng Đồng xin chia sẻ một số chú ý khi xây dựng chuồng heo nái đẻ đến bà con. Hi vọng sẽ giúp ích được cho bà con trong chăn nuôi. Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Một số chú ý khi xây dựng chuồng heo nái đẻ
Làm trại cách trại khoảng 3km
Khi xây dựng chuồng trại, bà con nên chú ý làm trại cách những trại xung quanh trong bán kính 5km. Không nên làm trại nằm gần những trại thịt thường xuyên nhập, xuất heo. Trong vòng 3km không có các trại heo khác sẽ rất tốt. Ngoài ra, quy mô và khoảng cách đến các trại lân cận cũng rất quan trọng.
Chú ý đến những vị trí gần nhà máy, đường giao thông
- Trại cách trung tâm xử lý rác thải, nước ngầm trên 1km.
- Chuồng cách nhà máy hóa chất, bãi rác trên 2km.
- Làm cách xa lò giết mổ trên 5km.
- Không nên xây dựng chuồng trại gần đường dẫn đến các lò giết mổ.
- Chuồng trại nên cách xa đường lớn trên 400m.
- Khu trại nuôi heo nên làm cách xa trại bị nhiễm bệnh hô hấp 2 – 3km. Nhất là không nên làm trại ở vị trí có gió thổi vào.
Trại cai sữa cách khu cách ly trên 300m
Xây dựng trại cai sữa nằm cách càng xa càng tốt trong chăn nuôi. Nếu trại áp dụng phương pháp SEW ( phương pháp cai sữa sớm cho lợn con ) thì có thể không cần duy trì âm tính hoàn toàn với tất cả các dịch bệnh. Bởi chỉ cần phòng chống các loại bệnh mà heo có thể mắc từ khi mới sinh đến 3 – 4 tháng sau.
Các chuồng trại cần xây trại cách ly cho heo giống mới nhập về để phòng chống dịch bệnh lây nhiễm với nhau. Ở các khu vực xuất bán cũng là khu vực có nguy cơ nhiễm bệnh cao. Những khu vực này cũng cần được vệ sinh, sát trùng đầy đủ. Lưu ý không nên để nước xịt rửa sát trùng trôi ngược lại chuồng trại.
>>> Tham khảo thêm : Kinh nghiệm mua thiết bị chăn nuôi giá tốt
Một số biện pháp cần thực hiện để phòng bệnh cho vật nuôi
- Nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi: Đảm bảo thức ăn đủ dinh dưỡng, cân đối khẩu phần ăn…
- Hạn chế tiếp xúc giữa vật nuôi: Tránh trực tiếp, gián tiếp sự tiếp xúc giữa các đàn heo trong khu vực.
- Xây dựng chuồng trại hợp lý, vệ sinh sạch sẽ: Đảm bảo chuồng trại luôn được thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, luôn được sạch sẽ,… Để thực hiện được điều này thì bà con nên lựa chọn sử dụng tấm đan bê tông. Tấm đan bê tông trong chăn nuôi có rất nhiều lợi ích lại dễ sử dụng, tiết kiệm nhiều chi phí cho bà con.
- Cách ly đàn heo mới mua: Với heo mới mua về nên cách ly 2 tháng. Đến khi không phát hiện dấu hiệu, triệu chứng bệnh hãy cho nhập đàn.
- Cách ly heo bị bệnh: Bà con cần cách ly heo bị bệnh, tránh nhốt chung với heo khác. Trường hợp heo nái và heo đực giống bị mắc bệnh thì nên loại thải. Còn heo con từ những heo nái bị bệnh thì chỉ nên nuôi thịt chứ không nên làm giống.
- Sát trùng định kỳ: Chuồng trại cần được sát trùng định kỳ, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo nơi sinh sống an toàn cho vật nuôi.
- Tiêm phòng cho vật nuôi: Việc này chỉ làm giảm bệnh tích viêm phổi nhưng lại không ngăn được nhiễm bệnh.