Cách thiết kế chuồng cho trang trại nuôi heo

Chuồng trại nuôi heo thường được làm theo nhiều cách khác nhau, có thể chuồng được xây kiên cố vững chắc, hoặc làm bằng tre lá hay nuôi thả rông trong vườn,… Tuy nhiên để năng suất chăn nuôi heo đạt hiệu quả cao, bà con chăn nuôi nên thực hiện thép các nguyên tắc sau:

Cách thiết kế chuồng cho trang trại nuôi heo

1. Nguyên tắc bố trí và quản lý chuồng trại

Môi trường trang trại nuôi heo cần thích hợp cho heo tăng trưởng, sinh sản thuận lợi và hạn chế được tối đa các cơ hội mầm bệnh phát triển, lây lan. Nguyên tắc chung về việc bố trí và quản lý chuồng trại chăn nuôi cần đạt được các tiêu chuẩn sau:

– Khô ráo – thoáng mát – sạch sẽ – yên tĩnh

– Không nuôi heo chung với những giống gia súc, gia cầm khác trong cùng chuồng trại

– Khu vực chăn nuôi có tường bao hay rào cách biệt với nơi sinh hoạt và ngăn chặn các loại động vật khác xâm nhập

– Hạn chế việc ra vào khu vực chăn nuôi và luôn thực hiện biện pháp sát trùng người, phương tiện ở lối ra vào.

Cách thiết kế chuồng cho trang trại nuôi heo
Trang trại nuôi heo

2.Vị trí chuồng trại và yêu cầu vệ sinh

* Vị trí

Nên bố trí chuồng trại nuôi ở địa thế nhận được nhiều nắng buổi sáng, địa điểm dựng chuồng trại thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển, chăm sóc và có rào chắn cách biệt với nơi sinh hoạt của gia đình và hàng xóm, nơi sinh hoạt công cộng.

Chuồng trại phải được che chắn mưa tạt gió lùa, nắng nóng buổi trưa. Nên trồng cây xanh xung quanh để tạo bóng mát và chắn gió.

>>> Xem thêm: Các loại chuồng heo nái đẻ phổ biến hiện nay

                                   Chuồng heo nái đẻ chính hãng giá rẻ nhất

* Yêu cầu vệ sinh

Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm nên sử dụng các loại vật liệu xây dựng chuồng trại ít dẫn nhiệt, đồng thời thực hiện công việc vệ sinh thường xuyên hàng ngày, điịnh kỳ sát trùng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi ít nhất 15 ngày một lần. Ngoài ra, cần sát trùng vào các thời điểm như sau: chuyển heo lẻ bầy nuôi thịt, chuẩn bị bắt heo mới về và sau mỗi đợt xuất bán.

Các hóa chất thông thường dùng để sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, khu vực xung quanh chuống trại là vôi bột, các loại thuốc sát trùng như TH4, Pacoma,… Lưu ý khi dùng bất kỳ loại thuốc sát trùng nào cũng đều phải thực hiện đúng ngày và đầy đủ hướng dẫn của nơi sản xuất ghi trên nhãn của loại thuốc sát trùng đó.

Cách thiết kế chuồng cho trang trại nuôi heo
Trang trại nuôi heo

3.Kiến thức cơ bản về trang trại nuôi heo

* Chuồng

– Nền chuồng

Cần xây nền chuồng cao hơn mặt đất xung quanh ít nhất là 20cm để tiện cho việc thoát nước, tránh ẩm thấp. Nền cần xây móng vững chắc, lát xi măng hoặc lót tấm đan đảm bảo không bị sập, không bị đọng nước. Không nên lát nền quá bóng để tránh heo bị trượt té nhưng cũng không quá nhám khó dọn phân, rửa chuồng. Nền chuồng nên có độ nghiêng 1 – 2% về phía mương thoát nước để nước dội rửa chảy thoát nhanh, mau ráo. Mương thoát nước cần thường dọn sạch sẽ để toát phân, nước rửa chuồng và các chất thải về nơi xử lý ( ủ biogas, ao sinh học,…)

– Vách và cửa chuồng

Nên làm vách ngăn các ô chuồng bằng song cayam song sắt để tạo môi trường thông thoát, hạn chế xây vách bằng gạch để giảm nóng, nếu xây vách ngăn bằng gạch thì nên chừa các khe hở như hông gió. Chiều cao của vách thương từ 0.8 – 1 mét là phù hợp.

Cửa chuồng heo cần rộng và thiết kế sao cho thuận tiện trong việc đóng mở lúc ra vào chăm sóc và di chuyển heo khi cần thiết. Chất liệu làm cửa phải vững chắc vì heo có thói quen cắn phá phần cửa, tốt nhất là làm cửa song sắt.

– Kích thước ngăn chuồng

Nhằm thuận tiện chăm sóc, thông thường độ sâu thích hợp của ngăn chuồng ( tính từ vách phía ngoài cửa đến vách trong đối điện ) từ 2.5 – 4 mét tùy điều kiện xây dựng. Nhu cầu về diện tích ngăn chuồng cho heo các lứa tuổi như sau: heo nái hậu bị cần 2 – 3m2/con; heo nái đang mang thai cần 6m2/con; heo nái nuôi con cần 8 – 10m2/con (đã tính cả diện tích chuồng úm dành cho heo con khoảng 1 – 1.5m2/bầy ). Nếu không xây chuồng úm cố định cho heo con thì bà con có thể dùng thùng cây, giỏ tre lót rơm hay lá chuối khô đặt bên trong chuồng.

Tùy vào khả năng xây dựng và quy mô nuôi để bà con thiết kế, xây dựng trại với các ngăn chuồng theo kiểu trại 1 dãy, 1 hành lang chăm sóc và 1 hệ thống thoát nước, chất thải ở phía sau hoặc kiểu trại 2 dãy, 1 hành lang chăm sóc giữa 2 dãy và 2 hệ thống thoát nước dọc theo hai bên trại.

* Chuồng lồng

Đây là kiểu chuồng nuôi cải tiến theo hướng công nghiệp nhằm tận dụng triệt để diện tích chăn nuôi và thuận tiện cho công việc chăm sóc, phòng trị bệnh. Chuồng lồng không chỉ sử dụng ở các trang trại lớn mà trong điều kiện nông hộ chăn nuôi quy mô nhỏ vẫn có thể áp dụng. Tuy nhiên, cần có cách thiết kế, xây dựng phù hợp với điều kiện diện tích cụ thể ở từng nơi.

Quy cách các loại chuồng lồng bằng sắt được thiết kế chuyên dùng dựa trên đặc điểm sinh trưởng, sinh sản của heo ở các giai đoạn nái mang thai, nái đẻ nuôi con, heo con lẻ bầy. Dựa vào quy mô và cách lắp đặt chuồng lồng để thiết kế hệ thống mương thoát nước, chất thải theo kiểu mương nổi tương tự như kiêu mương của chuồng xây hoặc mương ngầm nhận nước thải từ các lỗ thoát ngay trên nền chuồng. Tùy theo cách bố trí các dãy chuồng lồng để thiết kế 1 hoặc 2 dãy hành lang chăm sóc.

Cách thiết kế chuồng cho trang trại nuôi heo
Trang trại nuôi heo

* Mái chuồng

Ở nông thôn, bà con thường dùng mái lợp lá hoặc tranh là thích hợp nhất vì chi phí thấp và tạo được môi trường thoáng mát cho heo. Thông thường mái chuồng cao khoảng 3m, nếu lợp tôn kẽm, tôn nhựa tổng hợp, mái bờ lô thì nên tăng độ cao giảm bớt sức nóng cho chuồng. Ngoài ra, trong các tháng mùa khô, bà con chăn nuôi nên có biện pháp giảm nóng cho chuồng như phun nước lên mái, lắp hệ thống ống nước phun sương, quạt thông gió trong chuồng nuôi,….

* Xử lý phân và nước thải

Có biện pháp xử lý phân và nước thải tốt để chuồng trại luôn được sạch, ngăn chặn những mầm bệnh và hạn chế ô nhiễm môi trường. Tùy vào điều kiện mỗi nơi, có thể làm hầm ủ phân hay ủ khí sinh học ( biogas ) bằng hầm xây,… Phân và nước thải có thể cung cấp nguồn phân bón tốt cho cây.

Hầm ủ phân hoặc hầm biogas nên bố trí ở phía ngoài và phía vách sau của chuồng. Cách tính toán thể tích hầm ủ dựa trên khối lượng phân và nước thải của tổng đàn heo.

Cách thiết kế chuồng cho trang trại nuôi heo
Trang trại nuôi heo

* Dụng cụ cung cấp thức ăn và nước uống

– Máng ăn

Tùy theo điều kiện và quy mô chăn nuôi mà bà con có thể sử dụng các loại máng ăn bằng sành, gỗ và tiện lợi hơn hết là sử dụng các loại máng ăn bán tự động để tiết kiệm công sức. Trường hợp nuôi chuồng lồng thì các máng ăn được lắp đặt sẵn theo chuồng.

– Máng uống

Bà con nên sử dụng các loại núm uống nước tự chảy vì cung cấp nước thích hợp với nhu cầu uống nước trong từng lúc của heo, nên giúp heo tăng trưởng, sinh sản thích hợp. Đồng thời còn giúp tiết kiệm nước, công lao động, thuận tiện cho việc pha thuốc, chất bổ sung dinh dưỡng đúng liều lượng và giúp chuồng trại khô sạch hơn. Nếu nuôi heo trong chuồng xây thì núm uống nước được lắp đặt ở độ cao cách nền chuồng từ 25 – 40cm, mỗi núm uống có thể sử dụng chung cho 5 – 7 con. Trường hợp nuôi chuồng lồng thì núm uống được lắp đặt sẵn theo từng ô chuồng.

Cách xây chuồng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình sinh trưởng, sinh sản của heo. Vì vậy bà con hãy lưu ý để có được khu chăn nuôi tối ưu nhất. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây bà con có thể dễ dàng áp dụng cho trang trại của mình.

Chúc bà con thành công !

CÔNG TY TNHH HÙNG ĐỒNG
CS1: QL.1A HẠ VÀNG – THIÊN LỘC – CAN LỘC – HÀ TĨNH
CS2: QL.1A – ĐẠI CẦU – TIÊN TÂN – PHỦ LÝ – HÀ NAM
ĐT: 0984 384 939
ĐT: 0988 844 629
Website: https://thietbichannuoiheo.com
Fanpage: fb.me/thietbichannuoihd

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *