Site icon CÔNG TY TNHH HÙNG ĐỒNG

Kỹ thuật nuôi heo nái sinh con

Khi heo nái sắp sinh cần thường xuyên trực ở bên để hỗ trợ. Bà con chỉ can thiệp khi thực sự cần thiết. Nên để cho heo đẻ tự nhiên là tốt nhất. Có nhiều kỹ thuật nuôi heo mà không phải bà con nào cũng biết. Tham khảo bài viết sau để xem kỹ thuật nuôi heo nái sinh con như thế nào nhé.

Nhận biết heo nái sắp sinh

Dựa vào ngày phối giống có chửa để tính ngày dự kiến sinh của heo. Thường heo chửa 114 ngày.

Những ngày gần sinh heo nái chửa bụng càng to. Vú căng ra hai bên, có hiện tượng sụt mông. Heo nái chuẩn bị sinh thường đi lại nhiều, đái dắt, cào ổ, cào chân vào nền chuồng, cắn song chuồng hay máng ăn; âm hộ nở to, tiết dịch nhờn màu hồng.

Chăm sóc heo nái sắp sinh, trong khi sinh

Chăm sóc heo nái sắp sinh

* Công việc chuẩn bị trước khi lợn nái sinh

  • 2 tuần trước khi sinh: vệ sinh sát trùng chuồng trại, diệt ký sinh trùng ngoài da . Để hạn chế nhiễm bệnh cho heo con vừa mới sinh.
  • Trước khi đưa heo nái vào chuồng sinh: tẩy uế sạch sẽ, khử trùng toàn bộ nền chuồng, ô chuồng, sàn chuồng, thành chuồng mà nái sinh bằng chất khử trùng . Để trống chuồng tối thiểu 7 ngày trước khi chuyển nái vào.
  • Khoảng 5 – 7 ngày trước khi sinh:  tắm rửa sạch sẽ cho nái xà phòng rồi mới chuyển vào chuồng sinh. Chuyển cho nái thức ăn dành cho nái nuôi con. Để cho nó làm quen với chuồng nái sinh và thức ăn.
  • Ngày sinh có thể không cho ăn để tránh sốt sữa nhưng phải cung cấp đầy đủ nước sạch cho uống.
  • Trước khi sinh tắm cho nái sạch sẽ, lau bầu vú và âm hộ. Để tránh heo con bị nhiễm khuẩn khi tiếp xúc với mẹ.
  • Chuẩn bị ổ úm cho heo con :Sàn nằm cho heo nên lót bằng rơm hoặc cỏ khô sạch…treo bóng điện (cách  sàn  0,5 – 0,6 m) để cung  cấp nhiệt. Bóng đèn có thể là bóng điện 100W, tốt hơn có thể dùng bóng đèn hồng ngoại công suất 250W. Ngoài tác dụng sưởi ấm, đèn hồng ngoại còn có tác dụng diệt khuẩn trong ô chuồng heo con.

* Chuẩn bị dụng cụ và thuốc thú y

  • Dụng cụ: Kéo, panh, kìm bấm nanh, bấm đuôi, chỉ nilon dùng buộc rốn, đèn úm, khăn lau bằng vải xô mềm ….
  • Thuốc thú y: cồn iod 2%, xanh methylen, oxytocin, thuốc trợ sức, vitamin B1, vitamin C, thuốc cầm máu, ……

>>> Tham khảo thêm : Một số lưu ý khi nuôi heo nái

Chăm sóc heo nái trong khi sinh

Thường xuyên túc trực ở bên để hỗ trợ cho heo khi cần thiết. Khi heo có dấu hiệu chuyển dạ như vú căng và sữa bắn thành tia đã hơn 2 giờ. Heo đã nằm xuống, không còn đứng lên nằm xuống liên tục, âm hộ ra phân xu và dịch màu hồng. Heo nái rặn từng cơn là heo con sắp ra.

Cần chú ý là chỉ can thiệp khi cần thiết. Nên để cho heo đẻ tự nhiên. Heo nái to thì thường sẽ khó đẻ hơn nái rạ.

Thường mỗi heo con đẻ ra cách nhau khoảng 15-20 phút. Mỗi ổ đẻ hoàn tất khoảng 2 – 5 giờ và ra nhau khoảng 2 – 3 giờ sau khi đẻ con cuối cùng (hoặc cũng có nái vừa đẻ vừa ra nhau).

* Thực hiện đỡ đẻ cho heo

  • Rửa tay sạch bằng xà phòng và sát trùng bằng cồn đỡ đẻ. Mang găng tay , giữ yên tĩnh cho heo khi đang đẻ.
  • Khi heo đẻ có thể đầu heo con ra trước hoặc 2 chân sau ra trước.
  • Heo con tự làm rách màng nhau và lọt ra ngoài. Trường hợp heo con sinh bọc, cần xé màng nhau để heo khỏi bị ngạt.
  • Nắm chặt cuống rốn để tránh xuất huyết sau khi đứt rời với cuống nhau còn trong bộ phận sinh dục của heo nái.
  • Lấy khăn sạch và mềm để móc hết những chất nhầy trong mũi và miệng ra. Để heo hô hấp được dễ dàng hơn, sau đó lau toàn thân rồi mới đến chân.

* Trường hợp heo nái đẻ khó

  • Heo nái vẫn rặn đẻ nhiều lần trong khoảng 30 – 45 phút, nhưng không đẻ được.
  • Heo nái đã đẻ nhưng sau trên 1 giờ chưa đẻ con tiếp theo.

Heo nái khó đẻ là do thai quá to, thai không thuận, thể trạng quá yếu không đủ sức rặn đẻ…

Khi thấy heo khó đẻ cần trơ giúp cho heo. Không nên vội vàng sử dụng thuốc kích thích đẻ ngay mà nên thực hiện theo các bước sau :

  • Cắt ngắn móng tay, rửa tay bằng xà phòng. Sau đó thoa nhẹ lên tay một ít vaseline, chụm thẳng 5 đầu ngón tay, nhẹ nhàng đưa vào qua âm đạo theo nhịp rặn đẻ của nái.
  • Dùng các đầu ngón tay lần tìm heo con để xác định thai thuận hay ngang.
  • Nếu là thai ngang thì nhẹ nhàng chỉnh theo hướng thai thuận và lôi từ từ ra ngoài.
  • Nếu không phải là thai ngang thì lúc đó mới tiêm thuốc oxytocin (oxi-tô-xin) hoặc lutalyse và thuốc trợ lực cho nái (Liều sử dụng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất).
  • Nếu chưa có kinh nghiệm, nên mời cán bộ thú y can thiệp giúp.

Trên đây là kỹ thuật nuôi heo nái sinh con mà Hùng Đồng muốn chia sẻ đến bà con. Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây. Bà con sẽ có thêm những kiến thức hữu ích cho mình.

Rate this post
Exit mobile version