Site icon CÔNG TY TNHH HÙNG ĐỒNG

Cách phòng bệnh cho gà con mới nở hiệu quả

Gà con mới nở là giai đoạn chúng yếu nhất. Lúc này hệ tiêu hóa và hô hấp của nó chưa hoàn thiện. Sức đề kháng cũng kém nên rất dễ bị mắc bệnh. Vì vậy mà người chăn nuôi cần tập trung phòng bệnh cho gà. Để giảm thiệt hại có thể xảy ra cũng như giúp gà phát triển được tốt nhất. Vậy làm thế nào để phòng bệnh cho gà hiệu quả ? Tham khảo bài viết sau để xem cách phòng bệnh cho gà con mới nở như thế nảo nhé.

Chuồng trại cần được vệ sinh sạch sẽ 

Chuồng trại cần xây dựng ở những nơi có hướng gió Đông Nam. Tách biệt với các khu gà trưởng thành và vật nuôi khác. Chuồng cần có mái che, khô ráo, tránh để mưa tạt hay gió lùa vào. Chuồng trại cần giữ sạch sẽ, khô ráo , mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông. Phun sát trùng định kỳ để hạn chế dịch bệnh. Các thiết bị chăn nuôi cần được vệ sinh thường xuyên để tránh dịch bệnh .

Trước khi mang gà về nuôi, cần phun khử khuẩn chuồng để loại bỏ mầm bệnh. Trong quá trình nuôi cần dọn dẹp thường xuyên để chuồng luôn sạch sẽ.

Thực hiện tốt khâu úm 

Chuồng úm cần có rèm che để tránh gió lùa vào. Bên cạnh đó cần trang bị đèn sưởi để giữ ấm cho gà. Nếu không đảm bảo được gà sẽ rất dễ bị bệnh nhất là các bệnh về hô hấp. Đối với gà con mới nở nhiệt độ chuồng úm trong tuần đầu tiên nên duy trì trong khoảng 32 – 34 độC. Các tuần sau giảm dần nhiệt độ xuống để gà tập thích ứng với môi trường. Để đảm bảo giữ nhiệt tốt cho gà thì chuồng úm không nên quá rộng.

Bên cạnh việc vệ sinh trong chuồng úm thì người chăn nuôi cũng cần phải vệ sinh xung quanh chuồng úm. Bởi vì nếu khu vực bên ngoài bẩn cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh cho gà.

>>> Tham khảo thêm : Thiết bị chăn nuôi gà cần cho trang trại và hộ chăn nuôi

Cho ăn đủ bữa

Đối với gà con mới nở thì không nên cho ăn vào ngày đầu tiên. Bởi vì lúc này lòng đỏ vẫn còn sót lại lại trong hệ tiêu hóa của gà. Nếu cho ăn thì sẽ gây ra hiện tượng khó tiêu. Nên cho gà ăn những thức ăn dễ tiêu để hấp thụ dưỡng chất tốt nhất. Những loại cám viên hay cám công nghiệp được cho là loại thức ăn phù hợp. Nếu gà có biểu hiện khó tiêu thì nên cho ăn các loại thức ăn công nghiệp có men tiêu hóa. Lượng thức ăn của gà nên chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày. Người chăn nuôi nên bỏ hết các thức ăn thừa trước khi cho ăn thức ăn mới.

Cho uống đủ liều lượng

Cần bổ sung nước cho gà thường xuyên để đảm bảo gà không bị thiếu nước. Nước uống cần được thay liên tục để tránh gà uống nhầm nước hỏng. Gà mới thường hay bị stress và để giúp cho gà thư giãn người chăn nuôi có thể cho gà uống nước có pha 50 g Glucose và 1 g Vitamin C/3 lít nước. Các ngày sau đó, pha đều đặn Vitamin C vào nước cho gà uống để kích thích và cải thiện hệ tiêu hóa. Máng ăn và máng uống nên đặt xen kẽ trong các chuồng úm để gà có thể dễ dàng tìm đến.

Tiêm vắc xin phòng bệnh

Để gà có sức đề kháng và phòng bệnh hiệu quả thì tiêm vắc xin chính là cách cực kỳ hiệu quả. Cần tiêm vắc xin theo lịch để đảm bảo phòng bệnh tốt nhất. Tùy từng đối tượng nuôi cụ thể để áp dụng lịch tiêm phòng vaccine khác nhau. Người chăn nuôi có thể tham khảo lịch tiêm sau:

– 1 ngày tuổi: Tiêm phòng vaccine Marek.

– 3 – 5 ngày tuổi: Nhỏ vaccine lasota lần 1.

– 7 ngày tuổi: Chủng đậu.

– 10 ngày tuổi: Nhỏ IBD (bệnh Gumboro).

– 21 – 24 ngày tuổi: Vaccine lasota lần 2, Gumboro lần 2.

Trên đây là những chia sẻ của Hùng Đồng về cách phòng bệnh cho gà con mới nở. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây. Người chăn nuôi sẽ có cho mình một đàn gà khỏe mạnh.

Rate this post
Exit mobile version